TPP: Americans and Vietnamese lose-Big corporations win @ 10 Nov 2015
Tác giả: CHUCK SEARCY và LADY BORTON
HÀ NỘI—Nay Hoa Kỳ, Việt Nam và 9 quốc gia khác vừa ký TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) và nội dung của văn kiện này cuối cùng cũng được công bố trước dư luận—Quốc hội Mỹ và các cơ quan lập pháp của các nước thành viên khác của TPP sẽ phải quyết định có thông qua Hiệp định này. Các cuộc hội đàm tiến hành trong vòng kín, cho tới khi văn kiện Hiệp định được ký kết. Trước khi toàn văn của Hiệp định được công bố vài ngảy trước, ngay cả các nghị viên Mỹ cũng không được xem nội dung của nó, chỉ có có vài nghị sĩ được cho xem vài tờ của một số chương nhất định, xem một mình, trong một phòng đóng kín.

Nay khi văn bản đã được công bố, những chỉnh sửa trước đó đã nằm trong nội dung. Nó cho thấy rằng người dân Mỹ bình thường không được lợi từ TPP. Đa số họ sẽ thất thiệt.

Người dân Việt cũng rơi vào tình thế tương tự.

Vì sao người dân của hai đất nước chúng ta phải lo lắng?

Năm nay là dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam. Ngày kỷ niệm này được tưng bừng quảng bá bởi cả hai bên như một cột mốc, do những nguyên cớ tốt đẹp. Bốn mươi năm kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh đã tàn phá Việt Nam, di sản của bom mìn chưa nổ và của chất độc da cam vẫn còn đó, cùng với nghèo khổ và những ký ức về cái giá phải trả và những hậu quả của cuộc chiến tranh. Người dân của cả hai bên dĩ nhiên tìm kiếm cơ hội để hợp tác và các cách thức làm việc với nhau sao cho đem lại lợi ích cho nhân dân cả hai nước.

Nhưng TPP sẽ không mang lại cả sự hợp tác lẫn lợi ích cho các công dân Việt Nam và Mỹ. Đó là một sự khuyếch trương quyền lực của các Tập đoàn thương mại phủ bóng lên hai chính phủ, được tính toán kỹ càng. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng này của các tập đoàn thương mại có thể là mối đe dọa chủ quyền của đất nước, chủ quyền của một quốc gia độc lập, với những luật lệ và quy tắc của mình.

Trong quá trình thông qua Hiệp định TPP—được dự kiến tiến hành trong hai năm cho trường hợp Việt Nam, theo ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam—đại diện của Quốc hội sẽ tìm hiểu giá phải trả và lợi ích mà Việt Nam sẽ có được. Các thành viên của Quốc hội Mỹ sẽ làm đúng như vậy, cho dù tại Nghị viện Mỹ, chỉ cho phép trả lời Có hay Không. Quốc hội Mỹ sẽ không cho phép sửa đổi hay cải thiện bất cứ điều gì trong nội dung của Hiệp định,

Tuy nhiên, đây sẽ là một thời kỳ hệ trọng. Nay khi nội dung đấy đủ của Hiệp định đã được công bố, người Mỹ và người Việt Nam cần phải tham dự vào các cuộc đối thoại và soát xét kỹ lưỡng toàn văn của bản hiệp định TTP. Các câu hỏi then chốt, thiết yếu đã được xác lập trong những tháng vừa qua bới các chuyên gia, những người đã tập hợp những đoạn của những chỗ rắc rối của TPP từng rò rỉ (trong quá trình đàm phán). Quá trình này hiện đang tiến triển mau lẹ, và những chi tiết mới sẽ còn nhô lên một khi nội dung của TPP được công bố. Dưới đây là một số quan ngại:

Việt Nam sẽ bắt đầu mất đi những thành tố quan trọng của chủ quyền, chủ yếu là trong 5 năm trước hạn chót, nếu TPP bắt đầu đi vào thực hiện.

Những văn bản được công bố gần đây đề xuất TPP sẽ mở rộng1 quyền hợp pháp của các tập đoàn thương mại và các nhà đầu tư, và cho phép các tập đoàn thương mại được kiện các nước (thành viên) ra tòa án quốc tế để bồi thường những tốn hại gây bởi các chính sách vì lợi ích cộng đồng và bất kỳ luật nào (chẳng hạn như các quy chế về tài chính và bảo hộ cho công nhân và cho môi trường) đe dọa lợi nhuận của các tập đoàn thương mại Mỹ. Các tập đoàn thương mại Mỹ sẽ đứng trên chính phủ Việt Nam và đứng trên cả luật pháp Việt Nam.

Những bất hòa sẽ không được dàn xếp ở Việt Nam hay tòa án quốc tế, mà bởi một ban gồm các luật sư mà tập đoàn thương mại sẽ triệu tập.

Hiệp định bao gồm các điều khoản ISDS (Dàn xếp bất hòa giữa Nhà đầu tư—Nhà nước), theo đó một ban gồm các luật sư sẽ được các tập đoàn triệu tập—chứ không phải các quan tòa Việt Nam hay quốc tế—sẽ phán quyết các vụ kiện. Mục 28.9(2)(a) của Hiệp định nói rằng mỗi bên sẽ chọn một thành viên của ban luật sư, và theo khoản (2)(d), người đứng đầu ban (cũng là thành viên thứ ba của ban) được các bên chọn ra, hoặc, nều thấy cần sẽ chọn ngẫu nhiên từ một danh sách

những ứng viên đủ năng lực để đưa vào ban. Có vẻ như những người soạn thào hiệp định đã tìm kiếm một trình tự pháp lý sẽ hợp ý những quốc gia sẽ ký, nhưng đang xuất hiện những hệ quả không dự kiến trước. Chỉ một số nhỏ luật sư có thể đáp ứng được về mặt năng lực để tham gia vào các ban như thế. Một ban như thế dễ có thể xuất hiện những “tay trong”, vì các tập đoàn thương mại có một tiếng nói mạnh trong việc nêu tên những luật sư nào được đưa vào ban.

Những tòa án2 kiểu giấu diếm như thế—gồm ba luật sư—hẳn sẽ có quyền có được lợi tức trong các tập đoàn nào đề xuất hoặc chọn họ. Họ sẽ có khuynh hướng áp đặt những khoản phạt nặng cho Việt Nam. ISDS sẽ thu hẹp phạm vi của các quy chế hợp pháp, làm cho Việt Nam và các quốc gia khác khó đạt được sự cải thiện các tiêu chuẩn về người lao động và về môi trường. Nói tóm lại ISDS sẽ khắc chế không gian chính sách của Việt Nam, mà Việt Nam đang dùng để quản trị sự phát triển kinh tế của mình. Chính phủ Việt Nam sẽ không còn đóng vai trò thực thi nghĩa vụ trước các công dân của mình, mà lại đóng vai trò thực thi nghĩa vụ trước các tập đoàn kinh tế nước ngoài.

Ngay cả khả năng trả được khoản phạt nặng theo phán quyết của tòa án cộng với phí tố tụng cũng có thể đẩy các chính phủ (thành viên TPP) phải nhượng bộ các chủ quyền của họ: phải giảm bớt hiệu lực của các quy chế về người lao động, về môi trường, và các quy định khác; phải tránh không thông qua các quy chế, nghị định như thế. Tổ chức phi lợi nhuận Public Citizen của Mỹ đã dẫn những ví dụ3 ở Canada, nơi mà mối đe dọa của tố quyền ISDS có thể dẫn những nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc kỹ về việc ban hành các quy chế bảo hộ liệu có đẩy chính phủ lâm vào một bất đồng đắt giả giữa nhà đầu tư và nhà nước.

Đây không phải là sự suy diễn (cực đoan). Các trường hợp tương tự đã xảy ra.

Philip Morris, một hãng thuốc lá của Mỹ, đã khởi kiện chống lại Australia4 và Uruguay5, cáo buộc các quốc gia này ra luật buộc phải đề những cảnh báo sức khỏe trên các sản phẩm thuốc lá—là xâm phạm tải sản của công ty này, và đã làm co hẹp lợi nhuận của Philip Morris. Một hãng của Thụy Điển kiện chính phủ Đức là đã hạn chế các nhà máy điện chạy bằng than và bằng hạt nhân. Veolia, một công ty xử lý chất thải của Pháp đang kiện Ai Cập, buộc nước này phải hủy bỏ đạo luật về lương tối thiểu. Hãng dược Eli Lilly đang chống lại Canada về việc nước này đang nỗ lực làm giảm giá thuộc thông qua (việc cấp) các giấy phép kinh doanh thuốc hạn chế, để bảo hộ cho các công dân của mình. Eli Lily cáo buộc Canada đang không cho hãng này kiếm lời như nó muốn.

Tính đến cuối tháng 5/2015, các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Việt Nam thực hiện 742 dự án, có tổng giá trị lên tới 11 tỉ USD. Các hãng chính của Mỹ ở đây, bao gồm Coca-Cola, PepsiCo, IBM, Cargill, Microsoft, Citigroup, Chevron, Ford, General Electric, AES (trước đây gọi là Applied Energy Services), và UPS—đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Một số người Mỹ lập những công ty ở Việt Nam đã làm ăn mà không đếm xỉa đến sự thông cảm và mong muốn (các công ty này) lưu tâm đến sự nghèo khó sau chiến tranh; họ đã không nhận thấy, khi TPP được áp vào, các công ty mà họ đại diện cho có thể làm phương hại đến chủ quyền của Việt Nam.

Những lĩnh vực quan trọng đối với an ninh kinh tế ở Việt Nam có thể bị suy sụp dưới tác động của TPP.

Một số người trong chính phủ Việt Nam có thể đã quan ngại về những vụ kiện tụng như vậy, điều sẽ làm yếu những luật lệ và quy chế bảo hộ môi trường, sức khỏe công dân, giáo dục thanh thiếu nhi, và chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam đưa ra năm loại lĩnh vực:

  1. lĩnh vực cấm
  2. lĩnh vực khuyến khích
  3. những ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước
  4. những ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài

Nếu một doanh nghiệp Mỹ tuyên bố rằng Việt Nam đang cấm công ty này được đầu tư vào lĩnh vực 1 nói trên (các ngành nghề được xem là “bất lợi đối với quốc phòng, an ninh và lợi ích công cộng, sức khỏe, hoặc các giá trị lịch sử và văn hóa) khi TPP đã có hiệu lực, liệu công ty này có khởi kiện Việt Nam? Nội dung thẩm thấu ra ngoài của TPP gây một nghi ngại liệu các nhà đàm phán Việt Nam đã có quán triệt rằng chủ quyền của Việt Nam sẽ được tôn trọng. Nếu bị kiện khi TPP có hiệu lực, chủ quyền của Việt Nam sẽ không được bảo toàn.

Một câu hỏi nữa dành cho Lĩnh vực 3 (các hoạt động “có ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội; văn hóa, thông tin, báo chí và xuất bản, tài chính và ngân hàng, sức khỏe cộng đồng, dịch vụ giải trí, bất động sản, thăm dò, tìm kiếm, thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên, sinh thái môi trường, giáo dục và đào tạo”). Khi TPP có hiệu lực, liệu các công ty nước ngoài có kiện Việt Nam đã hạn chế sự dính líu của họ vào các lĩnh vực này? Liệu các nhà băng do người nước ngoài là chủ sở hữu có giấy phép hoạt động ở Việt Nam đòi họ phải có được mức lợi nhuận cao mà họ được hưởng ở Mỹ hoặc ở các nước khác? Liệu Việt Nam có phải dừng chiến dịch chống hút thuốc là lại?

Vào tháng 6/2015, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ—ASEAN cho rằng TPP sẽ làm cho Việt Nam trở nên đặc biệt hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ. Vì sao? Vì TPP sẽ cho phép các doanh nghiệp được hoạt động không sợ bị trừng phạt khi không coi trọng chủ quyền của Việt Nam.

Liên minh Doanh nghiệp Mỹ ủng hộ TPP đã bỏ ra 118 triệu USD trong quý bốn của năm 2014, 216 triệu USD trong quý một năm 2015, và 135 triệu vào quý 2 năm 2015, tổng cộng là 379 triệu USD.

Hiệp định TPP bao gồm giấy phép kinh doah các dược phẩm mới. Những giấy phép này ngăn sự phát triển của các dược phẩm rẻ hơn đang làm cho giá thuốc men là phải chăng đối với người Việt Nam. Người Việt Nam nên đặt ra câu hỏi: ‘Liệu gia đình của chúng ta có buộc phải thay những dược phẩm rẻ hơn với các chế phẩm thuốc có thương hiệu đa quốc gia được TPP bảo hộ?”

Những người Mỹ cần đặt câu hỏi: “Liệu chúng ta có nên buộc người Việt phải mua thuốc men với giá đắt như người Mỹ vẫn đang trả không?

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai của thé giới, nhưng TPP đang đưa đến một sự giảm giá nông phẩm trên cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Không may là Việt Nam là một trong năm nước đứng hàng đầu danh sách bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Hai đồng bằng lớn của Việt Nam là Vựa lúa châu thổ sông Mekong và đồng bằng sông Hồng đang bị đe dọa, tuy nhiên TPP cho phép các công ty Mỹ được kiện Việt Nam về các chính sách và quy chế bảo vệ một trường được lập ra để bảo vệ hai vùng đồng bằng dễ bị tổn thương này, dân cư ở đó, và chủ quyền về lương thực của Việt Nam. Đặc biệt, các công ty kinh doanh thuốc trừ sâu của Mỹ đang có xu hướng muốn kiện Việt Nam vì đã áp dụng có kết quả chương trình Quản trị dịch hại tổng hợp do FAO đề xướng, một chương trình bảo vệ môi trường và cải thiện lợi tức từ hoa màu nhờ các kỹ thuật kiểm soát sinh vật gây hại, chứ không dùng thuốc trừ sâu, và chỉ dùng các hóa chất trừ sâu bọ ở nơi nào tuyệt đối cần thiết.

Một nỗ lực chủ yếu đã được bỏ ra để vận động hành lang ở Việt Nam cho TTP, với những nhà tư vấn được trả lương cao, một dàn đồng ca trên báo chí trong ngoài nước, và cuộc kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao kéo tới một năm ròng của sứ quán Mỹ cũng nhằm thúc đẩy TPP khi nội dung của Hiệp định này còn đang được gói trong bức màn bí mật. Như đã nói trên, các tập đoàn thương mại cũng dấy lên một nỗ lực lobby còn lớn hơn ở Mỹ.

Một số người rất giàu ở Việt Nam chắc sẽ được lợi. Một phần trăm nhỏ của những người Mỹ giàu có và các cổ đông chính của các tập đoàn thương mại sẽ kiếm ra nhiều tiền hơn. Những người dân thường và người nghèo sẽ chịu tổn thất. Điều này thường xảy ra khi các hiệp định được viết trong vòng bí mật.

Giai đoạn thông qua (TPP) sẽ là then chốt. Những dân biểu—các nhà lập pháp ở Mỹ và Việt Nam và ở các quốc gia đã ký hiệp định này—sẽ thảo luận nội dung đầy đủ của TPP vừa được công bố. Trong khoảng thời gian cần để thông qua hay bác bỏ một hiệp định có ảnh hưởng rộng lớn như thế, công dân bình thường ở Việt Nam, Mỹ và các nước khác cần cất cao tiếng nói của mình.

* Chuck Searcy là một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam. Lady Borton từng làm việc với tất cả các phía của cuộc chiến tranh đó. Cả hai đã sang Việt Nam làm việc trước khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ—Việt, 20 năm về trước.

(English version here)